Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông chi tiết nhất

Chống thấm là một trong những đầu mục không thể thiếu khi thi công một công trình xây dựng nào đó, đặc biệt là chống thấm sàn mái. Vậy chống thấm sàn mái có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Bạn đã biết quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông chi như thế nào chưa? Chống thấm FOREX chia sẻ cho bạn tại bài viết dưới đây. 

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông chi tiết nhất
Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông chi tiết nhất

Tầm quan trọng của chống thấm sàn mái

Bề mặt sàn mái là khu vực dễ bị thấm nước nhất bởi nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi thất thường của thời tiết tự nhiên. Hơn nữa đây cũng là nơi quy tụ tất cả lưu lượng nước sau những cơn mưa. Theo thời gian sàn mái sẽ xuất hiện những vết rạn, nứt là nguyên nhân gây ra tình trạng thấm, dột.

Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc cũng như tuổi thọ của cả công trình. Do đó cần có các biện pháp khắc phục và thi công chống thấm sàn mái kịp thời và hiệu quả để tránh những rủi ro không mong muốn về sau.

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông chi tiết

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn mái bê tông trước khi chống thấm

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu
  • Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng để xử lý vết nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm.
  • Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
Xử lý bề mặt sàn mái bê tông trước khi chống thấm
Xử lý bề mặt sàn mái bê tông trước khi chống thấm
  • Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông. Cần đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm. Lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và làm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa xi măng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
  • Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
  • Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
  • Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
  • Trường hợp sàn xuống cấp, cần thiết phải cán nền tạo độ dốc về phễu thu sàn. Chờ khô và quét chống thấm hoàn thiện

Bước 2: Quy trình thi công chống thấm bề mặt sàn mái bê tông

Sau khi bề mặt sàn mái bê tông đã sẵn sàng thì sẽ chuyển sang bước chống thấm. Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình chống thấm.

Đầu tiên, chúng ta cần quét một sơn chống thấm lên toàn bộ bề mặt bê tông. Nhằm tạo độ láng phảng cho sàn mái. Ngoài ra, việc này còn giúp một lần nữa phủ đầy những vết nứt nẻ dù là nhỏ nhất. Mà trong quá trình quan sát, xử lý trước đó bị bỏ sót.

Quy trình thi công chống thấm bề mặt sàn mái bê tông
Quy trình thi công chống thấm bề mặt sàn mái bê tông

Sau khi lớp sơn thứ nhất khô. Tiến hành quét thêm lớp thứ 2 lên bề mặt chống thấm. Lớp thứ 2 nên cách lớp thứ nhất khoảng 12 giờ đồng hồ.

Nên quét lớp sơn chống thấm thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất. Nhằm hạn chế tình trạng nổi bọt. Bên cạnh đó, ở các vị trí dễ xảy ra thấm dột như các góc chân tường hay cổ ống nước. Thì cần quét chống thấm kỹ lưỡng và phân bổ lượng sơn nhiều hơn. Có thể sử dụng thêm các phụ gia chống thấm để đạt hiệu quả chống thấm tốt hơn.

Để bảo vệ lớp màng chống thấm vừa mới thi công xong thì chúng ta nên cán một lớp vữa bảo vệ. Qua đó cũng nhằm mục đích tạo độ dốc cho bề mặt để tránh tình trạng đọng nước, giúp tuổi thọ của lớp màng chống thấm được lâu dài và bền bỉ hơn.

Bước 3: Kiểm tra bề mặt sàn mái bê tông sau khi chống thấm và nghiệm thu

Kiểm tra bề mặt sàn mái bê tông sau khi chống thấm và nghiệm thu
Kiểm tra bề mặt sàn mái bê tông sau khi chống thấm và nghiệm thu

Sau khi đã hoàn thiện quy trình chống thấm sàn mái bê tông sau 24h, các lớp chống thấm đã khô, thì cũng ta sẽ tiến hành ngân thử nước trên bề mặt sàn mái trong 24h tiếp theo để có nghiệm thu kết quả.

Nếu không phát hiện thấy bị thấm dột thì chứng tỏ lớp chống thấm đã đạt tiêu chuẩn. Cuối cùng là nghiệm thu hoàn tất quá trình chống thấm

Lưu ý trong quá trình thi công

  • Cần tìm hiểu loại vật liệu phù hợp với tình trạng thấm của sàn mái
  • Nắm rõ quy trình thi công, chế độ bảo hành, bảo dưỡng.
  • Lớp vữa bảo vệ phải có độ dốc tối thiểu, đảm bảo dễ dàng thoát nước.
  • Đảm bảo bề mặt chống thấm phải sạch sẽ, bảo dưỡng đúng cách bề mặt chống thấm để tránh việc co ngót quá nhanh.
  • Các vết rạn nứt của bê tông cần được đổ vữa chống thấm không co ngót, trước khi xử lý chống thấm.
  • Các vị trí quan trọng được cho là có nguy cơ cao xảy ra việc thấm dột (thành tường, mối nối, mi tường) cần được chống thấm hai lớp.

Xem thêm ⇒ 4 vật liệu chống thấm sàn mái bê tông và biện pháp xử lý

Trên đây là mô tả chi tiết nhất về toàn bộ quy trình chống thấm sàn mái bê tông mà bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn vầ tầm quan trọng của việc chống thấm sàn mái để bảo vệ cho tổ ấm của mình. Liên hệ với Chống thấm Forex để được tư vấn và hỗ trợ về các sản phẩm và dịch vụ chống thấm tốt nhất tại  Hotline: 0913.525.633